• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

Trung Quốc lặng lẽ trừng phạt Triều Tiên bằng đòn thương mại?

(Dân trí) – Không chỉ đồng thuận với đề xuất của Mỹ trong việc thắt chặt cấm vận sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba, Trung Quốc có vẻ đang lặng lẽ trừng phạt Bình Nhưỡng bằng cách tăng cường kiểm soát hàng hóa xuất khẩu vào thị trường này.

Theo hãng tin AP, các công ty vận tải và thương mại đóng tại các cảng và thành phố gần biên giới Triều Tiên đang kêu ca ngày một nhiều về những đợt kiểm tra gắt gao hơn và bất ngờ hơn của chính phủ Trung Quốc, khiến chi phí trong hoạt động kinh doanh với Triều Tiên tăng cao.

 

Trung Quốc dường như đang dùng đòn thương mại với Triều Tiên
Trung Quốc dường như đang dùng đòn thương mại với Triều Tiên

Các loại máy móc, hàng hóa xa xỉ cũng như hàng hóa thiết yếu, bao gồm gạo, dầu ăn là những mặt hàng thường bị nhắm tới, làm công việc kinh doanh của họ bị ảnh hưởng.

“Một số đơn đặt hàng chúng tôi không dám nhận bởi lo ngại rằng sau khi nhận rồi sẽ không thể giao hàng cho đối tác”, ông Hu, một lãnh đạo công ty Dalian Fast International Logistics Co. có trụ sở tại thành phố cảng Đại Liên cho biết. Từ đầu năm đến nay hoạt động kinh doanh của công ty ông đã sụt giảm tới 20%.

Là chỗ dựa về kinh tế cho Triều Tiên, Trung Quốc đang cho thấy dấu hiệu họ ngày càng kiểm soát chặt hơn với người láng giềng nghèo đói mà Bắc Kinh từ lâu luôn hỗ trợ thông qua thương mại, viện trợ và bảo vệ về mặt ngoại giao.

Hành động gây khó dễ nhưng không cắt đứt hoàn toàn hoạt động thương mại với Bình Nhưỡng đến trong bối cảnh Bắc Kinh chịu áp lực ngày một lớn từ các nước trong việc thực thi các lệnh cấm vận kinh tế, được Liên hợp quốc thông qua sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên hồi tháng trước.

Đối tượng của các lệnh trừng phạt này chính là các ngân hàng và hoạt động vận chuyển lậu tiền mặt số lượng lớn mà có thể hỗ trợ cho các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như việc cung cấp hàng hóa xa xỉ cho giới chức cấp cao quanh nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Các quan chức Mỹ từng có mặt tại Bắc Kinh 2 ngày để vận động hành lang cho lệnh cấm vận trên tiết lộ với AP rằng, điều khiến Trung Quốc hợp tác với họ chính là mối lo ngại rằng cách ứng xử của Triều Tiên bắt đầu đe dọa đến lợi ích của Trung Quốc trong một khu vực mà Bắc Kinh xem như có vai trò thiết yếu với an ninh và kinh tế của mình.

“Có lí do để tin rằng Trung Quốc đang thực sự cân nhắc đến mối đe dọa đó”, Thứ trưởng tài chính Mỹ David Cohen nhận định.

 

Triều Tiên từng phớt lờ kêu gọi không thử tên lửa của Trung Quốc
Triều Tiên từng phớt lờ kêu gọi không thử tên lửa của Trung Quốc

Dù vậy, việc Bắc Kinh thay đổi cách ứng xử của mình với Triều Tiên ít có khả năng là dấu hiệu cho một sự chấm dứt hoàn toàn những hỗ trợ của họ dành cho Triều Tiên. Bởi với Trung Quốc, Triều Tiên vẫn là một vùng đệm chiến lược then chốt giữa Trung Quốc và đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc e ngại rằng việc đặt quá nhiều áp lực lên một nền kinh tế vốn đã mong manh của Triều Tiên sẽ khiến chính quyền của Kim Jong-un có thể sụp đổ. Và khi đó Bắc Kinh sẽ phải đau đầu vì vấn đề an ninh cũng như khả năng nổ ra một cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Nhưng giới quan sát Triều Tiên cho rằng giữa sự hỗ trợ và việc từ bỏ hoàn toàn, vẫn có nhiều điều Bắc Kinh có thể làm để cố gắng kiểm soát Bình Nhưỡng.

“Chúng ta phải từ bỏ suy nghĩ rằng hoặc họ hỗ trợ Triều Tiên hoặc họ phải từ bỏ hoàn toàn. Đó không phải là cách mọi chuyện diễn ra”, Jonathan Pollack đến từ viện nghiên cứu Brookings tại Washington cho biết. “Điều thú vị không nằm ở chỗ chuyện gì xảy ra tại Liên hợp quốc mà là chuyện gì đang bí mật xảy ra mà mọi người không hay về những hỗ trợ kinh tế và năng lượng của Trung Quốc”

Trong suốt những năm qua, cứ khi nào Triều Tiên có những vụ thử hạt nhân, tên lửa tầm xa hay các hành đông khiêu khích khác khiến Liên hợp quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản gia tăng trừng phạt, cắt giảm thương mại và viện trợ thì Trung Quốc lại là người lấp chỗ trống.

Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), một tổ chức nghiên cứu của Liên hợp quốc và WTO, tính đến năm 2011, Trung Quốc đã cung cấp gần như toàn bộ nhu cầu năng lượng của Triều Tiên và hơn 83% hàng hóa nhập khẩu, từ máy móc công nghiệp tới bột mỳ, thiết bị điện tử, hàng hóa tiêu dùng.

 

Đa phần hàng hóa tại Triều Tiên đến từ Trung Quốc
Đa phần hàng hóa tại Triều Tiên đến từ Trung Quốc

Mặc dù Bình Nhưỡng có thể tìm đến các đối tác thương mại khác như Nga, Iran hay Kuwait để mua nhiên liệu và hàng hóa, sự gần gũi với Trung Quốc về mặt địa lý với 1.400 km đường biên giới chung khiến nguồn hàng này trở thành không thể thiếu. Các công ty Trung Quốc, thường được chính phủ hỗ trợ, đang tiếp tục mở rộng các cảng tại Triều Tiên, làm đường giúp thúc đẩy tăng trưởng sau hơn một thập kỷ quốc gia này chìm trong nạn đói và suy giảm kinh tế.

Đó chính là lí do vì sao các chính trị gia Mỹ và chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng Bắc Kinh không thực thi các lệnh cấm vận trước đó, nhất là đối với các mặt hàng xa xỉ. Hồi năm ngoái, lô thuyền giải trí trị giá 169.000 USD mà Triều Tiên nhập đều đến từ Trung Quốc. Ngoài mặt hàng này còn có rượu và thuốc lá, dữ liệu của ITC cho biết.

Trong lúc tăng đầu tư vào Triều Tiên, Trung Quốc cũng có vẻ như đã mất niềm tin với nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un. Kể từ sau khi kế nghiệp cha, ông Kim Jong-un đã từ chối những hối thúc của Bắc Kinh trong việc tiến hành cải cách kinh tế và quay trở lại bàn đàm phán về vấn đề hạt nhân.

Sự không hài lòng của Bắc Kinh bắt đầu được thể hiện vào tháng 12 năm ngoái, gần thời điểm với vụ phóng tên lửa tầm xa mới nhất của Triều Tiên nhưng trước khi nước này thử hạt nhân. Kể từ lúc đó, các công ty thương mại và vận tải hàng hóa cho biết họ bị kiểm tra gắt gao hơn.

Tại cảng Đại Liên, hải quan Trung Quốc thay vì chỉ đưa hàng qua máy quét nay bắt đầu mở các container và các kiện hàng thiết bị và hàng xa xỉ, hoặc bất kỳ thứ gì mà họ xem là nhạy cảm. Lãnh đạo một công ty có họ Zhang cho biết. “Việc này bắt đầu từ cuối năm ngoái. Giờ nó còn được thực hiện gắt gao hơn”.

Các công ty tại thành phố biên giới Dandong bên bờ sông Yalu cho biết, những lô hàng chuẩn bị đi Triều Tiên đều phải gửi tại các trung tâm kho vận để hải quan kiểm tra. Việc bị cấm thực hiện giao dịch qua ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc các thương nhân Triều Tiên gặp khó khăn trong việc có được ngoại tệ.

“Do thiếu tiền mặt, các công ty Triều Tiên thường thanh toán bằng khoáng sản hoặc than nhưng chúng tôi chỉ giao dịch với những ai có sẵn tiền mặt”, Yu Tao, phó tổng giám đốc của công ty xuất nhập khẩu Dandong cho biết. Ông cũng tiết lộ rằng công ty mình đã giảm bớt hoạt động làm ăn với Triều Tiên do rủi ro cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *