• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

Tiếng hát kiều bào giữa mênh mông Trường Sa

Khi đặt bước chân đầu tiên xuống Song Tử Tây, bà Lệ Hằng – một ca sĩ hải ngoại – cố gắng giấu nỗi xúc động đang buột thành những lời thì thầm: “Trường Sa còn đây. Trường Sa còn đây”.

Bà là một thành viên trong đoàn kiều bào đầu tiên được Uỷ ban Người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao – tổ chức ra thăm quần đảo Trường Sa hồi cuối tháng 4 vừa qua.

 

Các chiến sĩ quạt muỗi cho ca sĩ hát

 

Đây là lần trở lại Việt Nam đầu tiên sau 32 năm bà Lệ Hằng xa xứ. Cảm giác bùi ngùi, xúc động bủa vây bà ngay từ khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, cho tới suốt hành trình 9 ngày thăm quần đảo yêu dấu của tổ quốc.

 

Kiều bào giao lưu cùng văn công Quân khu 7 và chiến sĩ tại đảo Đá Lát

Là ca sĩ hải ngoại duy nhất trong chuyến đi, bà Lệ Hằng trải nghiệm những điều có một không hai: Vừa ngồi hát, vừa được các chiến sĩ ngồi quạt đuổi muỗi! Đến khi trang điểm chuẩn bị cho chương trình giao lưu, anh em nhiệt tình thi nhau đánh phấn, chải tóc cho ca sĩ. Ngoài hai đêm giao lưu chính thức ở Song Tử Tây và Trường Sa Lớn, đi đến đâu, bất cứ lúc nào, ca sĩ cũng đều hát “hết công suất” để phục vụ và đáp lại tình cảm của chiến sĩ.

 

“Là nghệ sĩ nên tôi có thể mang tiếng hát để vinh danh, nâng đỡ tinh thần anh em. Đứng trên đảo đã là một vinh dự. Tôi lại còn được cất tiếng hát trước các chiến sĩ, xung quanh là biển trời tổ quốc mênh mông, nên nhiều lúc không kìm được tiếng khóc vì quá xúc động” – bà Lệ Hằng nói.

 

“Họ đã hy sinh khi còn trẻ quá!”

 

Là người từng tham gia hội trại về biển đảo cho kiều bào Việt Nam ở Rumani năm 2011, anh Điện Văn Hùng (39 tuổi), đã có ít nhiều hiểu biết về Trường Sa. Nhưng anh vẫn không khỏi bất ngờ khi đặt chân lên Song Tử Tây và các đảo khác. “Cảm giác rất mới mẻ và hạnh phúc” – anh Hùng nói. Cúi đầu trước những ngôi mộ liệt sĩ ở đảo Nam Yết, anh Hùng xúc động: “Họ đã hy sinh khi còn trẻ quá! Dù chúng ta cố gắng bù đắp bao nhiêu, vẫn chưa bao giờ đền đáp được”.

 

Ông Võ Đăng Quốc – Việt kiều Đức – không giấu cảm giác thiêng liêng, sung sướng, hãnh diện sau khi kết thúc chuyến thăm Trường Sa. “Trước đó, tôi nghĩ chắc các đảo cũng giống vài đảo tôi đã đi ở các nước khác, tức là hoang sơ, khắc nghiệt. Nhưng đảo của mình đầy ắp cây xanh, cả chiến sĩ và nhân dân đều yên tâm và quyết tâm bảo vệ mảnh đất của tổ quốc” – ông nói.

 

Với ông Quốc – người con kiều bào nay đã hai thứ tóc – chuyến đi còn vô cùng đặc biệt, bởi có đầy đủ đại diện các tôn giáo ở Việt Nam như Phật giáo, Thiên chúa, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài… “Lời cầu siêu ở Song Tử Tây không phân biệt chiến sĩ bên này hay bên kia, mà đều dành cho những người con đã hy sinh khi bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Điều đó nói lên sự đoàn kết. Tất cả đều đồng lòng hướng về những anh em chiến sĩ giữ vững chủ quyền của tổ quốc” – ông Quốc chia sẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *