Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi thống nhất ý kiến trên và giao Sở Giao thông vận tải thực hiện chủ trương này từ ngày 1/1/2012. Cụ thể, 5 quận nội thành gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ, Hai Bà Trưng được lựa chọn làm thí điểm.
Để giải quyết nhu cầu đỗ xe tĩnh của nhân dân thành phố vừa chấp thuận xây dựng 9 điểm đỗ xe cao tầng với tổng kinh phí 31,5 tỷ đồng ở các quận nội thành.
Cụ thể các điểm đỗ ở Trần Nhật Duật, Nguyễn Công Hoan, Phùng Hưng, Trần Khát Trân, Tô Lịch, Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Tuy, Nguyễn Đình Chiểu, Kim Liên.
|
Từ ngày 1/1/2012, đơn vị được lựa chọn làm thí điểm có trách nhiệm rà soát, sắp xếp lại mạng lưới đỗ xe ở các quận nội thành và cương quyết xóa bỏ những điểm đỗ không hợp lý. Việc cấp phép các bãi đỗ xe dựa trên tiêu chí như: không được cấp phép ở các trục đường chính, đường vành đai, mật độ giao thông lớn, không được cấp phép ở các tuyến đường có mặt cắt ngang nhỏ hơn 6,5m.
Trước đó, để lập lại trật tự các bãi trông giữ xe, quận Hoàn Kiếm đã ra quy định sử lý nghiêm các bãi xe hoạt động lộn xộn. Trong một năm nếu bãi xe hoạt động theo mô hình khoán quản bị xử phạt 2 lần sẽ bị tước giấy phép kinh doanh. Tại các điểm trông giữ phương tiện phải có biển hiệu ghi rõ tên đơn vị nhận được cấp phép; số giấy phép; thời hạn của giấy phép; vị trí, diện tích được cấp phép. Đồng thời, tại các điểm trông giữ cũng sẽ có bảng niêm yết giá trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô theo quy định hiện hành của UBND thành phố, đặt tại nơi dễ quan sát và theo mẫu do UBND quận quy định thống nhất.
Đặc biệt, quy chế được Chủ tịch quận Hoàng Kiếm Vũ Văn Viện ký quy định rõ, các đơn vị trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô để đúng nội dung giấy phép được cấp. Không được giao lại cho các tổ chức, cá nhân khác ngoài doanh nghiệp.