• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

Giá vàng thế giới dõi theo diễn biến từ đảo Síp

(Dân trí) – Lo ngại trước những bất ổn từ đảo Síp có thể lan ra châu Âu, giá vàng thế giới tuần qua đã tăng xấp xỉ 1%. Trong tuần tới, giá kim loại quý này có thể còn đi lên nhưng sẽ bị tác động mạnh từ diễn biến từ đảo quốc này.
 >>  Khủng hoảng ở Síp "thổi bay" 15 tỷ USD của các tỷ phú
 >>  Bế tắc, chính phủ Síp lại muốn đánh thuế 15% tiền gửi của dân
 >>  Hệ thống ngân hàng Síp đối mặt phá sản, bài học nhãn tiền cho Việt Nam

Trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần qua, giá vàng thế giới đã sụt nhẹ so với đầu phiên. Giá vàng giao ngay tại New York giảm 0,4% để đóng cửa ở mức 1607,31 USD/ounce. Hợp đồng vàng tháng 4 tại New York cũng mất 7,7 USD, còn 1606,1 USD/ounce. Tuy nhiên so với đầu tuần giá vàng thế giới vẫn tăng 0,97% và là tuần đi lên mạnh nhất trong 2 tháng qua.

 

Giá vàng sẽ tăng nếu Síp không được giải cứu
Giá vàng sẽ tăng nếu Síp không được giải cứu

Sở dĩ giá vàng giảm trong phiên cuối tuần là do các nhà đầu tư không còn quá vội vã mua vàng để bảo toàn vốn sau khi mối lo về tình hình đảo Síp lắng dịu nhờ thỏa thuận giữa nước này với Hy Lạp. Theo đó Hy Lạp sẽ mua lại chi nhánh của các ngân hàng Síp tại nước mình, giúp chính phủ Síp bớt được một gánh nặng trong việc giải cứu hệ thống tài chính, đang chao đảo vì nợ xấu tăng vọt.

“Sức hấp dẫn của vàng có thể đến chậm hơn một chút như đã từng xảy ra sau cú sốc khủng hoảng tài chính 2008. Nhưng nếu vàng vẫn không thể đi lên trong đợt này, dường như không còn chất xúc tác nào có thể giúp giá tăng thêm nữa”, Suki Cooper, nhà chiến lược thị trường kim loại quý của Barclays Capital nhận định.

Hiện Síp đang cố gắng tìm mọi cách tránh sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng cũng như khả năng bị loại khỏi khu vực eurozone. Thời hạn chót để chính phủ Síp được nhận gói giải cứu 10 tỷ euro là vào ngày 25/3 tới với điều kiện họ phải huy động được 5,8 tỷ euro.

“Việc không có một thỏa thuận giải cứu cho Síp khiến giá vàng được hưởng lợi trong ngắn hạn”, James Steel, trưởng bộ phận phân tích thị trường kim loại quý của ngân hàng HSBC cho biết.

Phiên thứ Năm vừa qua, giá vàng từng chạm ngưỡng 1616,36 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 26/2 nhờ những thông tin hỗ trợ từ đảo Síp. Trước đó triển vọng giá kim loại quý này liên tục bị dự báo đi xuống do kinh tế Mỹ ngày một cải thiện.

Trong trường hợp Síp không thể giành được gói cứu trợ, các nhà phân tích nhận định giá vàng có thể vượt ngưỡng kháng cự 1620 USD/ounce. Nếu có thể phá vỡ ngưỡng này, sự hào hứng của các nhà đầu tư sẽ trở lại.

 

Người dân Síp đang lũ lượt rút tiền khỏi ngân hàng
Người dân Síp đang lũ lượt rút tiền khỏi ngân hàng

Nhận định về giá vàng tuần tới, 22/28 chuyên gia được Kitco khảo sát tin vào khả năng giá còn đi lên. Chỉ có 4 người cho rằng giá sẽ giảm và 2 người nghiêng về khả năng vàng đứng giá.

Sterling Smith, một chuyên gia thị trường hàng hóa tương lai tại tập đoàn Citi Group phân tích kỹ hơn 2 khả năng về cuộc khủng hoảng của đảo Síp có thể tác động tới giá vàng. Nếu quốc đảo này được “giải cứu”, giá vàng trong dài hạn sẽ được hỗ trợ bởi điều đó có nghĩa là “sẽ có thêm nhiều tiền được bơm ra” từ khu vực đồng euro. Nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc giá vàng giảm trong ngắn hạn.

Nếu Síp không nhận được tiền cứu trợ, thì sức mua vàng trong dài hạn cũng tăng do các nhà đầu tư muốn bảo toàn vốn. Nhưng khả năng này sẽ gây áp lực lên giá vàng trong ngắn hạn nếu thị trường chứng khoán suy yếu và các tài sản rủi ro trở nên kém hấp dẫn khiến đồng USD lên giá. Các nhà đầu tư thường mua vàng làm công cụ dự phòng rủi ro hoặc khi đồng USD suy yếu và ngược lại.

“Nếu có một biện pháp đánh thuế tiền gửi nào đó được thông qua, nó sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư nhỏ trở nên rất lo lắng”, Smith nói. Nó sẽ khiến mọi người “lo sợ” về sự an toàn đối với tiền gửi của mình tại các quốc gia châu Âu khác bởi cả châu lục đang đối đầu với khủng hoảng nợ. Điều này có thể khiến sức mua vàng vật chất tăng.

“Nếu giá vàng có thể đóng cửa trên 1625 USD/ounce, khả năng các quỹ đầu tư cũng có thể tham gia”, chuyên gia này tin tưởng.

Trong tuần tới, ngoài tình hình tại đảo Síp, những dữ liệu được các nhà đầu tư vàng thế giới chú ý tới còn có việc nhiều hợp đồng quyền chọn vàng tháng 4 sẽ đến hạn tất toán. Và một số nhà đầu tư đã trót “bán khống” giá thấp giờ sẽ phải mua vào để bù đắp trạng thái. George Gero, phó chủ tịch bộ phận giao dịch thị trường tương lai tại RBC Capital Markets nhận định.

Bên cạnh đó, với việc các thị trường sẽ nghỉ lễ vào thứ Sáu tới khối lượng giao dịch nhiều khả năng sẽ không cao. Điều này đồng nghĩa với việc giá vàng cóc khả năng khó lường hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *