• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

Xin đừng vô tình bỏ quên một phần máu thịt tổ quốc…

(Dân trí) – Nhiều đơn vị, từ trường đại học đến cơ quan thuộc nhà nước hay doanh nghiệp lớn, sử dụng logo có hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa.
 >>  Thu hồi sản phẩm có lo go in bản đồ không Hoàng Sa, Trường Sa
 >>  Quảng bá thương hiệu bằng bản đồ "quên" Hoàng Sa, Trường Sa

Cách đây không lâu, dư luận đã lên tiếng phê phán gay gắt khi tư thương trong nước nhập hàng loạt chậu cây cảnh được nhập từ Trung Quốc, bày bán tại TP Hồ Chí Minh có bốn mặt vẽ hình hài đất nước Việt Nam mang hình chữ S trơ trọi thiếu đi chủ quyền hai quần đảo thiêng thiêng của tổ quốc.
 
Nhưng đáng tiếc, trong khi các cơ quan quản lý và báo chí phát hiện, xử lý và cảnh báo từng sản phẩm, chi tiết mang thông điệp sai trái mà phía Trung Quốc đưa ra, thì nhiều đơn vị ngay tại Việt Nam vẫn đang vô tư "bỏ quên" một phần máu thịt thiêng liêng của tổ quốc.
 
Từ viện nghiên cứu tới trường đại học…
 
Sau khi bạn đọc Dân trí phát hiện việc một doanh nghiệp sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trên logo nhưng không thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, siêu thị BigC Thăng Long đã tiến hành thu hồi và ngưng bán sản phẩm này cho đến khi đơn vị sản xuất điều chỉnh hình ảnh trên logo. Đó chỉ là một câu chuyện trong số rất nhiều đơn vị vô tình "bỏ quên" chủ quyền tổ quốc, đáng tiếc trong đó có những đơn vị là viện nghiên cứu, trường đại học lớn…
 
Lo go trên cổng chính trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội là hình tròn ghi đầy đủ tên đơn vị này, nằm chính giữa hình tròn là bản đồ Việt Nam, một phần ba phía dưới là trang vở màu trắng được bài trí bắt mắt.
 
Những bản đồ Việt Nam không Hoàng Sa, Trường Sa...
Lo go biểu trưng của ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội in hình bản đồ Việt Nam bỏ quên Hoàng Sa và Trường Sa
 
Nếu chỉ nhìn thoáng biểu trưng của trung tâm đào tạo tri thức này sẽ khó nhận ra khiếm khuyết, tuy nhiên điểm đáng lưu ý trên biểu trưng này là hình thể bản đồ Việt Nam không thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa… Ngoài điểm nhấn rõ nét ở cổng trường thì logo này còn xuất hiện dày đặc tại trước mỗi đơn vị trực thuộc trường. Nó có khắp mọi nơi, từ nhà văn hóa tới bản tin thông tin…
 
Lo go này in hình bản đồ Việt Nam không trọn vẹn này cũng thể hiện khắp nơi trong đơn vị này
Lo go này in hình bản đồ Việt Nam không trọn vẹn này cũng thể hiện khắp nơi trong trường ĐH KTQD
 
Ngoài lo go biểu trưng của ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội xuất hiện trên thực tế, trên các trang mạng cũng không khó để tìm ra những lo go của các tổ chức, trong đó có cả những đơn vị thuộc cơ quan quản lý nhà nước, mắc khiếm khuyết kể trên. Đáng tiếc, tại đơn vị nghiên cứu chuyên về bản đồ Việt Nam thuộc bộ Tài nguyên Môi trường cũng xảy ra tình trạng lấy hình thể Việt Nam làm lo go cũng bỏ quên Hoàng Sa, Trường Sa.
 
Trên trang web http://www.vigac.vn của viện Khoa học đo đạc và bản đồ thuộc bộ Tài nguyên môi trường, lo go bản đồ của đơn vị này được thiết kế khá công phu khi thể hiện cả phần đất liền và phần biển. Bên phía bên tay trái giáp ranh với phần lãnh thổ Việt Nam màu trắng bạc là phần màu vàng. Bên phía tay phải bản đồ được thể hiện phần biển Việt Nam rõ nét với màu xanh nước biển, trong vùng biển Việt Nam chiếm phần ba diện tích của lo go này chỉ thể hiện đơn độc một chiếc compass mà tuyệt nhiên không thấy một chấm nhỏ nào thể hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa…
 
Lo go này in hình bản đồ Việt Nam không trọn vẹn này cũng thể hiện khắp nơi trong đơn vị này
Lo go của viện Khoa học đo đạc và bản đồ Việt Nam cũng lấy bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo chủ quyền (Ảnh chụp từ màn hình trên trang web của đơn vị này)
 
Đáng chú ý, trên trang thông tin của đơn vị này ở mục nội dung Địa chính hiện nay còn đăng lại bài của TTXVN dẫn lời Thứ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga (nguyên phát ngôn viên bộ Ngoại giao) hồi năm 2010 lên tiếng phản đối việc Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc công bố dịch vụ bản đồ trực tuyến mang tên Map World đã vi phạm nghiêm trọngchủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Ngoài ra, trên mạng cũng xuất hiện hàng  hàng loạt các trang web của các doanh nghiệp cũng xuất hiện sự vô ý tương tự như công ty thủy sản Việt Nhật tại địa chỉ http://www.vietnhat.com/index.php.  Hay quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tại địa chỉ http://www.vepf.vn/TrangChu.
 
Chuyện không hề nhỏ
 
Những sai sót của nhiều cơ quan đơn vị trên cả nước vì lý do nào đó bỏ quên hai quần đảo chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa gợi nhớ lại sự việc chậu cây cảnh xuất xứ từ Trung Quốc hồi cuối năm ngoái.
 
Sự việc diễn ra khi nhiều người dân ở khu vực Q.Bình Thạnh, TP.HCM đã phát hiện trong những ngày tết vừa qua, một số điểm trong khu vực quận này có bày bán những chậu cây đu đủ giả rất đẹp, được giới thiệu là xuất xứ từ Trung Quốc.
 
Những cây đu đủ này được để trong một chiếc chậu giả đá màu xám đen. Bốn mặt chậu đều có hình bản đồ VN màu xanh, làm như giả rêu, cũng rất đẹp. Nhiều người đã mua những chiếc chậu cảnh giả này về chưng. Nhưng sau đó thì nhiều người phát hiện cả bốn bản đồ VN ở bốn mặt chậu đều không có Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Chậu cảnh xuất xứ từ Trung Quốc với ý đồ xuyên tạc chủ quyền Việt Nam
Chậu cảnh xuất xứ từ Trung Quốc với ý đồ xuyên tạc chủ quyền Việt Nam
 
Trong dịp tết vừa qua, nhiều người dân vô tình mua phải cây cảnh này khi phát hiện ra thông điệp sai trái này đã lập tức tiêu hủy chậu cây và đưa ra những lời cảnh báo trên truyền thông để mọi người cảnh giác.
 
Đúng như Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy đã nói, từ những chi tiết rất nhỏ trong hàng hóa do Trung Quốc sản xuất thì “nước này đã không nề hà bất cứ hành động nào để gieo rắc vào người dân ý nghĩ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là của họ”.
 
Tiếc thay khi sực việc cây cảnh xuất xứ Trung Quốc vẽ bản đồ Việt Nam với dụng ý xuyên tạc chủ quyền đã được nhiều phương tiện truyền thông trên cả nước lên án, thì nhiều đơn vị trong nước vẫn chưa ý thức và lưu tâm đầy đủ.
 
Hiện tại vẫn còn nhiều đơn vị, tổ chức trong đó có cả đơn vị thuộc cơ quan quản lý nhà nước sử dụng bản đồ Việt Nam làm biểu trưng cho đơn vị nhưng lại bỏ quên hai quần đảo chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa…
 
Trao đổi với PV Dân trí, GS Nguyễn Minh Thuyết (ĐB Quốc hội khoá XI, XII) cho rằng ở thời điểm hiện nay việc các đơn vị lấy hình vẽ bản đồ Việt Nam làm lo go biểu trưng cho đơn vị mình mà không thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thiếu sót cần được bổ sung, điều chỉnh ngay.
 
“Về nguyên tắc, việc thể hiện bản đồ Việt Nam thì phải đầy đủ trọn vẹn lãnh thổ của đất nước. Việc thể hiện bản đồ trên lo go của các cơ quan ban ngành càng quan trọng. Theo tôi nghĩ để tránh việc có những ý đồ lợi dụng việc này thì Chính phủ có thể ra công văn quy định bắt buộc phải thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi lấy hình vẽ tổ quốc làm lo go”, GS Thuyết nói.
 
Không khó nếu đủ ý thức
 
Đã có một thời gian, logo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được sử dụng ở đâu đó cũng có hình ảnh bản đồ nước Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng đến nay, trên website chính thức của Hội, chiếc logo của Hội đã thể hiện đầy đủ chủ quyền của tổ quốc với hai quần đảo này. Điều này một lần nữa cho thấy: nếu thực sự có ý thức và trách nhiệm đối với mỗi thông điệp, hình ảnh đưa ra liên quan đến chủ quyền, các tổ chức hay cá nhân trong nước hoàn toàn có thể thể hiện các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thay vì những lời biện minh như kích thước quá nhỏ hay hình ảnh không phải là bản đồ nên không nhất thiết thể hiện đầy đủ như bản đồ.
 
T.Chí

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *