• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

Tướng Lê Văn Cương: “Tại sao Việt Nam mạnh? Tại sao Việt Nam yếu?”

(Dân trí) – “Nhiều người trong nước đang ngụy biện rằng, Trung Quốc lớn quá, Việt Nam không thể làm gì hơn được. Điều đó là hoàn toàn sai lầm." – Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an nhận định trong cuộc trao đổi với phóng viên Dân trí.
 >>  Vụ kiện "đường lưỡi bò" và hệ lụy tới Việt Nam
 >>  Biển Đông: Ẩn ý sau việc Philippines kiện Trung Quốc
 >>  Philippines có mạo hiểm khi viện tới LHQ?

Ông có bất ngờ trước việc Philippines xúc tiến khởi kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên hiệp quốc?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi không bất ngờ về việc này. Tranh chấp biển đảo, biên giới lãnh thổ thông thường trên thế giới có 3 cách giải quyết. Cách thứ nhất là thương lượng, nhân nhượng nhằm đi đến kết cục hóa giải được mâu thuẫn. Trong trường hợp Philippines, Manila có đủ niềm tin rằng Bắc Kinh sẽ không nhân nhượng và thương thảo sẽ không có hiệu quả. Họ quyết định chọn phương thức thứ 2, mang ra tòa án quốc tế hy vọng vào cán công lý sẽ giúp đỡ.

 

Trường hợp Philippines với Trung Quốc rơi vào tranh chấp chênh lệnh nhiều mặt. Phải tranh chấp với một bên lớn hơn nhiều lần, trong hoàn cảnh Philippines, lựa chọn như vậy là hoàn toàn đúng.

 

Còn phương thức thứ 3 là sử dụng vũ lực để giải quyết thì thời điểm hiện nay, đây chưa phải giải pháp thích hợp.

 

Dĩ nhiên, dù có đưa ra tòa án quốc tế thì Manila vẫn không thể từ bỏ quan hệ song phương với Trung Quốc và không loại trừ phương thức thương thảo.

 

Nhiều người dân đang tự đặt câu hỏi: Tại sao bấy lâu  nay Việt Nam không làm như Philippines?

 

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Người đứng đầu giỏi, công tâm mới tập hợp được người giỏi.
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Mối quan hệ Việt-Trung khác biệt với mối quan hệ Philippines-Trung Quốc.  (Ảnh: Phương Thảo)
 

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi cũng biết nhiều người quan tâm và đặt vấn đề như vậy. Họ có thể sốt ruột nhưng trong vấn đề chủ quyền, cần phải tỉnh táo, căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không từ bỏ phương thức kiện ra tòa án quốc tế nhưng tôi cho rằng, lúc này chưa phải thời điểm thích hợp. Lý do là vì, mối quan hệ Việt – Trung có 3 khác biệt.

 

Thứ nhất, Việt Nam là láng giềng trực tiếp với Trung Quốc, hai quốc gia có đường biên giới đất liền 1435 km, điều này Philippines không có. Dù một triệu hay một tỷ năm nữa, người hàng xóm đó với chúng ta vẫn là “núi liền núi, sông liền sông”.

 

Người ta có thể thay đổi bạn bè nhưng láng giềng thì không. Điều này không bao giờ được phép lãng quên trong quan hệ Việt – Trung.

 

Thứ 2, trong lịch sử, rõ ràng Trung Quốc và Philippines cũng không có ân oán gì cả, còn Việt Nam và Trung Quốc thì có hơn 1000 năm quan hệ song phương với bao trắc trở. Đặt dấu mốc năm 1859 khi Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, trở về trước đó dân tộc Việt Nam chủ yếu đương đầu với tham vọng xâm chiếm cương thổ của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

 

Trong cuộc trường chinh kháng chiến chống Pháp 1945- 1954, rồi sau đó là kháng chiến trường kỳ chống Mỹ đến năm 1975, chúng ta được Đảng và nhân dân Trung Quốc ủng hộ rất tuyệt vời, cả về vật chất, tinh thần, chính trị, an ninh, văn hóa… Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên ân tình này.  Điều đó, quan hệ Trung Quốc – Philippines không bao giờ có được.

 

Thứ 3, Việt Nam và Trung Quốc nằm trong hệ thống chính trị gần gũi nhau. Và đương nhiên, điều này cũng khác với Philippines.

 

Với 3 điểm khác này, mặc dầu Philippines lựa chọn như vậy nhưng Việt Nam chưa thể làm điều đó, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay.

 

Ta vẫn tối đa vận dụng khai thác mối quan hệ song phương để giải quyết khác biệt. Nhưng cùng với đó, việc chuẩn bị thật tốt cho phương thức mà Philippines đang áp dụng, cũng là điều dễ hiểu.

 

Vậy theo ông, điều mà Philippines đang rốt ráo làm sẽ mang lại cho Việt Nam bài học, kinh nghiệm gì?

 

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi xin khẳng định, cũng chẳng cần Manila kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế thì chúng ta mới có bài học, hay chuẩn bị hồ sơ cho khả năng phải kiện. Trong hơn 1000 năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã được tôi luyện qua rất nhiều bài học trong quan hệ với “người hàng xóm” Trung Quốc.

 

Tôi khẳng định, phương án này luôn được chúng ta chuẩn bị chu đáo.

 

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”

 

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Có nhiều đồng bào hỏi tôi rằng, trong mối quan hệ Trung – Việt hiện nay, 16 chữ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" nên hiểu và vận dụng như thế nào? Tôi trả lời rằng, có 2 điều chúng ta luôn nói công khai: thứ nhất, Việt Nam không bao giờ kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa chống Trung Quốc. Và thứ hai, Việt Nam không kéo bè kéo cánh, liên kết với bất kỳ quốc gia nào để chống Trung Quốc.

 

Theo 2 điều này, chúng ta có quyền làm mọi việc chúng ta cần phải làm để giữ gìn phẩm giá dân tộc, công lý, bảo vệ cho được đất đai hương hỏa của cha ông. Chúng ta phải làm để nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rằng đó là cương thổ của một quốc gia có chủ quyền; họ phải thấy rõ, Trung Quốc là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc thì càng phải làm gương.

 

Khi họ làm sai, chúng ta phải phản đối với lý lẽ sắc sảo, chứng lý rõ ràng như tôi nói ở trên, để cả thế giới biết. 

 

Và 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dầu, hướng tới tương lai” là sách lược nhưng tuyệt đối không được để ai lợi dụng 16 chữ ấy để xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. 16 chữ ấy là “ứng vạn biến”, “dĩ bất biến” là chủ quyền, không kẻ nào được phép bán rẻ chủ quyền quốc gia.

 

Tuyệt đối không được để “ứng vạn biến” thay thế cho những điều thuộc về “dĩ bất biến”.

 

Trong bối cảnh đó, nhiều người đang lo ngại, những phát biểu cứng rắn từ các giới chức quân sự “diều hâu” của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ Việt – Trung?

 

Trước thái độ hung hăng hiếu chiến của một số người Trung Quốc, chúng ta phải bình tĩnh. Trong số hơn 1 tỷ 300 triệu người Trung Quốc, tuyệt đại đa số là người tốt, nhân hậu. Những người này không có lợi ích gì trong việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam cũng như gây hấn với các nước khác.

 

Và tôi tin rằng, trong hơn 3 triệu quân nhân Trung Quốc, tuyệt đại đa số trong số đó cũng không muốn gây sự với Việt Nam bởi bản thân họ không được lợi gì cả. Ngay trong lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thì không phải tất cả họ đều muốn gây sự với Việt Nam. Chúng ta không vơ đũa cả nắm.

 

Trong công tác đầu tranh, chúng ta phải đấu tranh bằng nhiều cách: con đường ngoại giao và tận dụng mọi cái có thể tận dụng được.

 

Nếu họ có các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thì phải triệu Đại sứ của họ lên để phản đối, gửi Công hàm và tuyên bố cho cả thế giới biết. Việt Nam không bao giờ kích động chủ nghĩa dân tộc để chống lại Trung Quốc nhưng trách nhiệm của Nhà nước ta là phải nói để cho dân biết, thế giới biết.

 

Một đại thi hào Trung Quốc đã từng nói đại ý rằng: “Triều đình phong kiến (Trung Quốc – PV) một vạn năm nay, người ta tàn bạo như con hồ ly nhưng nhát gan như con thỏ rừng trước kẻ mạnh”.

 

Hàng nghìn năm nay, Trung Quốc là quốc gia mềm nắn rắn buông: nước nào không vững vàng thì Trung Quốc tiến, còn nước nào vững thì Trung Quốc cũng không dám tiến. Trung Quốc có thói quen bắt nạt các nước yếu và đó là sở trường của họ.

 

Ông đánh giá gì trước bình luận: Trung Quốc như một chú hổ vừa thức dậy sau khi giấc ngủ dài, nay sẵn sàng giương móng vuốt?

 

Đó là sai lầm và những ai tin vào sức mạnh của thứ móng vuốt đó sẽ phải trả giá về điều này. Thời buổi này, không phải muốn làm gì thì làm.

 

Sắp tới đây, nếu họ mà giương cung ra, họ sẽ chuốc phải thất bại thảm hại.

 
Thời gian gần đây, một số học giả đưa ra chủ đề tranh luận “Việt Nam lớn hay nhỏ?” Ông đánh giá gì về điều này?

 

Đưa ra bàn luận như vậy là dở. Tại sao lại đưa ra vấn đề này, nếu chỉ nhìn vấn đề như thế thì làm sao giải thích được trường hợp của Israel. Đất nước với chưa đến 9 triệu dân này, nằm trong lòng 170 triệu người dân Ả Rập nhưng bao năm vẫn vững vàng sau bao sóng gió.

 

Điều cần phải bàn là “Tại sao Việt Nam mạnh? Tại sao Việt Nam yếu?”.

 

Nhiều người trong nước đang ngụy biện rằng, Trung Quốc lớn quá, Việt Nam không thể làm gì hơn được. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Trong lịch sử, từ năm 179 trước Công nguyên, khi An Dương Vương thất bại trước Triệu Đà, đến giờ đã hơn 2200 năm, không có lúc nào Trung  Quốc yếu hơn Việt Nam.

 

Thậm chí, thời nhà Minh Trung Quốc, tương quan chênh lệch với Việt Nam lên tới 100 lần. Từ thời điểm đó, tướng Trịnh Hòa – Trung Quốc đã dong thuyền tới châu Mỹ. Nhưng họ vẫn đại bại trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

 

90 triệu dân Việt đã luôn chứng tỏ sức mạnh của mình trước giông bão lịch sử. Đúng như Đức Thánh Trần, trước lúc lâm chung có nói với vua Trần: “Khoan thư sức dân, trên dưới đồng lòng anh em hòa mục”. Và Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh, gắn bó máu thịt với dân, nhà nước mạnh, quan chức công chức đều là công bộc của dân… đó là khi Tổ quốc ta mạnh nhất, sẽ không kẻ nào dám xâm phạm bờ cõi.
 

Thời gian vừa qua, Trung Quốc liên tục thông tin về việc diễn tập quân sự tại Biển Đông, bổ sung tàu lớn cho lực lượng Hải giám, Ngư chính hoạt động tại Biển Đông… Ông nhận định gì về động thái này?

 

Trước các động thái của Trung Quốc ta phải phân biệt rõ ràng. Nếu việc tập trận trong phạm vi lãnh hải của họ và không ảnh hưởng gì đến các nước khác thì đó là quyền của họ. Trung Quốc là quốc gia biển và việc người ta thực hiện công tác quản lý nhà nước trên biển bằng cách dùng tàu hải giám, ngư chính trong khu vực cho phép theo Công ước Quốc tế về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) là bình thường.

 

Vấn đề ở chỗ, nếu tàu này tàu kia của Trung Quốc lao vào cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì chúng ta kiên quyết phản đối.

 

Chúng ta phải phản đối với nhiều hình thức, cấp độ khác nhau: thứ nhất là triệu đại sứ, gửi công hàm phản đối. Nếu nghiêm trọng hơn, ngoại trưởng, thủ tướng, chủ tịch nước có thể gửi công hàm phản đối Trung Quốc.

 

Trong đó, chúng ta phải ghi rõ sự việc vi phạm nghiêm trọng đó xảy ra tại khu vực nào, tọa độ nào, tham chiếu vào luật pháp quốc tế là vi phạm điểm nào. Đặc biệt, điều này phải công bố rộng rãi cho toàn dân ta và thế giới biết.

 

Phúc Hưng (thực hiện)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *