• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

Dự thảo Hiến pháp sửa đổi “cập nhật” nhiều điểm mới

(Dân trí) – Bổ sung thiết chế Hội đồng Hiến pháp, làm rõ quy định về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, về địa vị pháp lý của Kiểm toán NN, bỏ quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo… là những chỉnh lý quan trọng trong bản Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi.

 >>  Chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Đúng như Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết trước khi công bố dự thảo Hiến pháp sửa đổi, những định hướng lớn và nguyên tắc cơ bản vẫn được giữ, song một số nội dung cụ thể đã được chỉnh sửa, nâng cấp, hoàn thiện. Bản dự thảo mới nhất gồm 124 điều (ít hơn dự thảo trước 2 điều), từ lời nói đầu đến nhiều nội dung cụ thể của bản dự thảo mới đã có sự điều chỉnh.

Mọi người dân đều có thể góp ý kiến sửa Hiến pháp trên web duthaoonline.
Mọi người dân đều có thể góp ý kiến sửa Hiến pháp trên web "duthaoonline".

Tiếp thu kiến nghị lập cơ quan bảo Hiến

So với bản dự thảo trình xin ý kiến Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, bản Dự thảo được công bố để người dân góp ý có bổ sung nội dung trong Điều 120 về việc thành lập Hội đồng Hiến pháp thuộc Quốc hội. Hội đồng gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên.

Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn.

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Hiến pháp và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Hiến pháp do luật định.

Đây được xem là vấn đề rất mới đối với Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bởi lẽ trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, các hành vi vi hiến đều có thể xảy ra.

Mời độc giả Dân trí đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 gửi bài viết về địa chỉ xahoi@dantri.com.vn

 

 
Tăng cường trách nhiệm bảo vệ tổ quốc

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã làm rõ hơn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Điều 48 bản dự thảo được xây dựng trên cơ sở Điều 77 của Hiến pháp năm 1992 “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân” và bổ sung thêm điều khoản “việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định”.

Ngoài ra, Điều 69 sửa đổi, bổ sung Điều 44 của Hiến pháp năm 1992 khẳng định “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do luật định”.

Bỏ quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”

Một trong số các nội dung đã được chỉnh sửa là quy định về các thành phần kinh tế. Ở dự thảo được trình Quốc hội thảo luận, điều 55 quy định: 1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Mục đích phát triển kinh tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012 vừa qua, nhiều vị đại biểu cho rằng, cần xem lại quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Bởi, những năm qua kinh tế nhà nước dù nhận được nhiều ưu đãi, nhưng hoạt động kém hiệu quả. Trong khi đó, thành phần kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác đã và đang phát triển mạnh đóng góp lớn cho nền kinh tế lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc quy định các thành phần kinh tế bình đẳng như nhau trong cùng một khuôn khổ pháp lý sẽ tạo những chuyển biến tốt hơn cho đất nước, tạo ra nhiều của cải vật chất, việc làm, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách.

Liên quan đến nội dung này, Điều 54 trong dự thảo được đưa ra lấy ý kiến người dân cũng sửa đổi theo hướng quy định: 1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.

Bổ sung quy định về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước

Điều 122 dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi quy định: “1. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. 2. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước do luật định. Tổng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. 3. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Kiểm toán Nhà nước do luật định”.

Hiến pháp hiện hành không quy định về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước và Tổng Kiểm toán Nhà nước. Nội dung này chỉ thể hiện trong Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005 với nguyên tắc hoạt động được quy định là “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trung thực, khách quan”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *