• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

Việt Nam: Phát hiện cá “biết đi”, ếch “biết hót”

Loài dơi mũi hình ống, cá da trơn “biết đi” và ếch cây “biết hót” là 3 trong số 36 loài được phát hiện vào năm 2011 tại Việt Nam, trong tổng số 126 loài tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Thông tin này được phát đi từ báo cáo mới đây “Hành tinh mới được khám phá” – (Extra Terrestrial) của quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) ngày 18/12.

 

 

Việt Nam: Phát hiện cá “biết đi”, ếch “biết hót”
Clarias gracilentus là loài cá da trơn “biết đi” được phát hiện tại vùng suối nước ngọt tại đảo Phú Quốc.

 

Báo cáo này đã miêu tả mười loài nổi bật, trong đó có loài dơi Beelzebub mũi hình ống, một sinh vật nhỏ, “mặt quỷ” và chỉ được tìm thấy ở Việt Nam. Giống như hai loài dơi mũi hình ống khác cùng được phát hiện, dơi Beelzebub phụ thuộc vào những cánh rừng nhiệt đới để sinh tồn và hiện đang bị rủi ro cao trước nạn chặt phá rừng. Chỉ trong bốn thập kỷ, 30% diện tích rừng của khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng đã biến mất. Clarias gracilentus là loài cá da trơn “biết đi” được phát hiện tại vùng suối nước ngọt tại đảo Phú Quốc. Chúng có thể dùng vây ngực để đứng thẳng và di chuyển giống như rắn.

 

Ngoài ra, một loài ếch cây được phát hiện tại các cánh rừng ở vùng cao phía Bắc Việt Nam – ếch cây Quang – có tiếng kêu giống tiếng chim hơn là tiếng ếch đặc trưng, đó là sự hoà trộn của các âm huýt, tiếng lách cách, líu lo theo một thứ tự độc đáo, trong khi các loài ếch khác, con đực thu hút con cái bằng tiếng kêu lặp đi lặp lại của chúng.

 

Trong số 21 loài bò sát được phát hiện trong năm 2011, có một loài rắn độc xanh mắt màu hồng ngọc (Trimeresurus rubeus) sống tại các khu rừng gần TPHCM. Viên ngọc quý mới của rừng nhiệt đới cũng được tìm thấy dọc theo các khu đồi thấp của miền Nam Việt Nam và dọc cao nguyên Lang Biang về phía đông Campuchia.

 

Báo cáo cũng miêu tả một số các loài nổi bật được tìm thấy ở Thái Lan, Lào, và Myanmar. Ở miền Nam Thái Lan, thêm một loài cá nhỏ được tìm thấy. Loài cá này, thân dài 2cm, sáng óng ánh và có tên khoa học là Boraras naevus do chúng có mảng màu đen nổi bật trên thân màu vàng. Một loài cá màu ánh hồng ngọc trai, thuộc họ cá chép, được phát hiện tại nhánh Xe Bang-fai, một phụ lưu của sông Mekong tại Trung Lào. Nhánh sông này chảy ngầm dưới lòng đất qua khu vực núi đá vôi dài khoảng 7km. Sống trong hang động, loài Bangana musaei hoàn toàn bị mù. Ngay sau khi được phát hiện, loài cá này được xếp loại dễ bị tổn thương do khu vực sống hạn chế.

 

Báo cáo Hành tinh mới được khám phá lấy mười loài mới làm tiêu điểm trong số 82 loài thực vật, 13 loài cá, 21 loài bò sát, năm loài lưỡng cư và năm loài có vú được phát hiện năm 2011 trong khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng của Đông Nam Á, bao gồm các quốc gia Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và tỉnh Vân Nam thuộc khu vực Tây Nam Trung Quốc. Từ năm 1997, đã có 1.710 loài mới được các nhà khoa học phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

 

“Những phát hiện của năm 2011 đã chứng tỏ tính đa dạng sinh học đáng kinh ngạc của vùng Mekong, nhưng nhiều loài hiện đang phải đối mặt với cuộc chiến sinh tồn tại những vùng sinh cảnh ngày càng bị thu hẹp”, ông Nick Cox, quản lý chương trình Loài của WWF-Greater Mekong, cho biết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *