• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

Những ấn tượng về Ngoại trưởng Mỹ Clinton tại “Harvard Việt Nam”

Tại trường Đại học Ngoại thương, nơi sinh viên đùa gọi là “Harvard của Việt Nam”, Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã khẳng định “mối quan hệ gần gũi” của gia đình Clinton đối với Việt Nam, khi bà tới đây hai năm sau chuyến thăm của chồng bà, cựu Tổng thống Bill Clinton.
 >>  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cần tăng cường mối quan hệ Việt-Mỹ
 >>  Nhìn lại 3 lần thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
 >>  Dấu ấn của Hillary Clinton trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ

 

 
Lịch trình bận rộn của Ngoại trưởng Mỹ tại Hà Nội
Ngoại trưởng Mỹ phát biểu nhân kỷ niệm 20 năm chương trình học bổng Fulbright tại Đại học Ngoại thương Hà Nội.
 
 
 
Trong khuôn khổ chuyến công du Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 10/7 đã có cuộc gặp gỡ và trò chuyện với sinh viên trường Đại học Ngoại thương tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 20 năm Chương trình học bổng Fulbright của chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hơn 200 cựu sinh viên của chương trình Fulbright và một số chương trình giáo dục khác của Mỹ cùng với các sinh viên xuất sắc của trường Đại học Ngoại thương đã đi từ háo hức, vui sướng, cho tới trăn trở trong khoảng một tiếng đồng hồ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cuộc tiếp đón bà Ngoại trưởng Mỹ Clinton.

Người được đánh giá là một trong những ngoại trưởng thành công nhất của Mỹ đã được đón chào trong sự ngưỡng mộ và cả hồi hộp của các bạn trẻ. Hồi hộp bởi từ trước đó cả tiếng, các bạn phải trải qua nhiều vòng kiểm tra, thậm chí thấy cả chó nghiệp vụ "tác chiến", chuẩn bị về an ninh cho chuyến ghé thăm của bà. Song ngay từ đầu buổi trò chuyện, Ngoại trưởng Mỹ đã khẳng định “mối quan hệ rất gần gũi” của gia đình Clinton đối với Việt Nam. Bà vui mừng khi có cơ hội tới trường đại học được xem là “Harvard của Việt Nam” hai năm sau khi chồng bà, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, tới đây. Sự gần gũi đó còn được thể hiện bà là ngoại trưởng Mỹ tới thăm Việt Nam thường xuyên nhất (3 lần trong 2 năm), thành viên gia đình Clinton tới thăm Việt Nam nhiều nhất (4 lần). Vì vậy, bà hi vọng mối thân tình đó sẽ được tiếp tục trong nhiều nhiều năm nữa.

 

Ngoại trưởng Clinton cũng bày tỏ ấn tượng và ngưỡng mộ đối với những gì Việt Nam đã đạt được trong 20 năm qua, và một trong những điều bà ngưỡng mộ nhất là sự phục hồi đầy ấn tượng cùng nỗ lực nâng cao đời sống, xã hội và đặc biệt là vai trò ngày càng lớn của phụ nữ tại Việt Nam.

Bà cho rằng mặc dù cuộc viếng thăm của bà hay của quan chức cấp cao khác của Mỹ tới Việt Nam thường có sức hút nhưng điều quan trọng trong cuộc sống là những kết nối thường nhật. Và chương trình học bổng Fulbright đã góp phần thực hiện được điều quan trọng đó, khi tạo cơ hội để nhiều người Việt Nam và người Mỹ hiểu nhau hơn, có cơ hội học tập cùng nhau, làm việc cùng nhau và thậm chí là sống cùng nhau, để từ đó tạo ra những liên kết, đưa họ tới gần nhau hơn, phá vỡ được rào cản bất đồng, hiểu lầm và ngờ vực qua con đường học tập, nghiên cứu, đúng như mong muốn của thượng nghị sỹ Fulbright, người sáng lập Chương trình học bổng Fulbright.

Ngoại trưởng Mỹ cũng nhắn nhủ tới các cựu sinh viên của chương trình học bổng Fulbright và sinh viên của Đại học Ngoại thương rằng “tài năng là toàn cầu, nhưng cơ hội thì không”. “Ở khắp Việt Nam, và trên khắp thế giới, có rất nhiều người tài giỏi, làm việc hết mình, nhưng có thể không có cơ hội như một số các bạn đã có. Vì vậy nhiệm vụ của tất cả chúng ta là giữ cho cánh cửa cơ hội đó được mở, bởi bước qua cánh cửa đó có thể là một người trẻ, sau này trở thành nhà nghiên cứu y khoa, tìm ra cách chữa một loại bệnh hiểm nghèo, trở thành một doanh nhân, tạo ra sản phẩm Việt Nam xuất khẩu khắp thế giới và vì thế tạo ra hàng ngàn việc, hay trở thành giáo sư giảng dạy, tạo ra những thế hệ đóng góp tiếp theo”, bà cho biết.

Qua các chương trình trao đổi giáo dục Việt-Mỹ, Ngoại trưởng Hillary Clinton cho biết bà rất ấn tượng với sinh viên Việt Nam bởi kết quả học tập, sự nhiệt huyết và đặc biệt là điều mà bà đã nhắn nhủ về “giữ cánh cửa cơ hội được mở”. Ngoại trưởng Clinton đã nhắc tới hai trường hợp cụ thể. Đó là  Đỗ Minh Thùy, người theo học ngành báo chí tại Đại học Indiana theo chương trình học bổng Fulbright. Với sự giúp đỡ của một số bạn bè ở Indiana, sau khi hoàn thành khóa học, Thùy đã đứng ra lập chương trình đào tạo và hướng dẫn cho các phóng viên trẻ. Và hiện tại nhóm của Thùy đã kết nối được hơn 2.300 thành viên tham gia chương trình tại Hà Nội và TP HCM. 

Ngoài ra, Ngoại trưởng Clinton còn ấn tượng với nữ cựu học viên Đàm Bích Thủy, tốt nghiệp trường kinh doanh Wharton tại đại học Pennsylvania và hiện là một trong những phụ nữ nổi bật nhất trong ngành tài chính ở Đông Nam Á. Cô hiện là phó chủ tịch ngân hàng ANZ, lãnh đạo hơn 10.000 nhân viên.

Lịch trình bận rộn của Ngoại trưởng Mỹ tại Hà Nội
Bà Clinton ký tặng sách sau khi phát biểu tại trường đại học Ngoại thương

Là một ngoại trưởng, nhưng bà Clinton lại rất quan tâm và coi trọng tới giáo dục khi cho rằng trong một thế giới thay đổi liên tục và khó đoán, đầu tư vào giáo dục là tấm hộ chiếu để tới một tương lai tốt đẹp và chính sách bảo hiểm tốt nhất là giáo dục tốt.

Kết thúc cuộc trò chuyện với sinh viên tại trường Đại học Ngoại thương, bà Clinton đã bày tỏ một trong những mong muốn giản dị mà thiết thực của người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ: mong các bạn sinh viên từng theo học ở Mỹ vẫn giữ liên lạc với những người đã từng gặp, từng học, từng làm việc cùng tại Mỹ, để góp phần vào điều mà bà cho là quan trọng, đó là “sự kết nối thường nhật” giữa người Mỹ và người Việt Nam, để góp phần củng cố cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, để “phá vỡ những bức tường của bất đồng và ngờ vực”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *