• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

Những ao “cá thần” trăm tuổi ở Yên Bái

Từ hàng thế kỷ nay, những người dân xã Tân Lập – Lục Yên – Yên Bái nuôi một loại cá có tên cá Bỗng. Điều đặc biệt, đây chính là loài “cá thần” ở Cẩm Thủy – Thanh Hóa. Khác ở chỗ cá Bỗng ở đây được coi như một đặc sản.

 

 >> Đầu xuân đi thăm "suối cá thần"

Anh Hứa Trung Úy ở thôn Úc, xã Lục Yên, đang sở hữu một ao cá Bỗng, cho biết: “Đến nay gia đình tôi đã nuôi giống cá này được bốn đời. Nó là loài cá ở Thanh Hóa mà mọi người hay gọi là cá thần”.

Anh Úy kể: Khi còn nhỏ, anh đã thấy ông nội cùng nhiều người khác trong làng ra sông Chảy xúc cá về thả vào ao nhà mình, trong những lần đó đã bắt được những con cá bột này, từ đó chúng cứ sinh sôi mà không cần gây giống, chăm sóc.

 

Nhiều ao cá Bỗng trăm tuổi tại Lục Yên – Yên Bái.

Hiện trong ao của anh Úy có khoảng hơn trăm con cá lớn nhỏ, con lớn nhất cũng khoảng 15kg. Đặc tính phát triển của loài cá này khá kỳ lạ, mỗi lần đẻ trứng thì tỷ lệ nở ra cá con khoảng 30-50%, phát triển đến khoảng 1kg thì chậm lớn. Để có được những con lớn trong ao, gia đình anh đã phải nuôi mấy chục năm nay.

Anh Úy cũng cho biết, trên sông Chảy giờ vẫn còn rất nhiều loài cá này, thịt chúng ngon và dai hơn các loài cá khác, có thể ăn tái như thịt bò mà không tanh. “Trong ao gia đình tôi có hơn trăm con, vừa rồi nước lũ dâng cao, tràn qua ao nhà, tưởng cá sẽ theo lũ mà đi mất, nhưng khi kiểm lại thì thấy không thiếu” – anh Úy cho biết.

Ông Triệu Hứa Mai, cũng là người thôn Úc và cũng đang sở hữu một ao cá “mini” với mấy chục con “cá thần”. Ông Mai cho biết đặc tính của giống cá này là ưa nước sạch. Gia đình ông đã dẫn nước từ mỏ nước trên núi về ao để nuôi; nước phải liên tục lưu thông. Cũng theo ông Mai thì thi thoảng ông mới cho cá ăn, thức ăn chỉ đơn giản là một ít cơm nguội hoặc lá cây. Loài cá này ruột bé nên ăn rất ít. Những hôm cá đói ông có thể vãi thức ăn ra và xuống ao nô đùa với chúng. Loài cá này rất hiền nên không thể thả chung với những loài khác.

 

"Suối cá thần" tại Cẩm Thủy – Thanh Hóa.

Đối với những người dân tại xã Tân Lập thì đây là loài cá có giá trị kinh tế cao. Vào dịp Tết thường có nhiều người nơi khác tới đặt hàng mua cá về ăn tết, giá khá đắt song vẫn không có đủ cá để bán.

Thạc sĩ Kim Văn Vạn – Trưởng bộ môn Môi trường và bệnh thủy sản trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – cho biết: Cá Bỗng là loài cá cùng họ với cá trắm cỏ và chép, được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nhân giống thành công gần chục năm nhưng không được áp dụng và phát triển vì loài cá này chậm lớn. Ưu điểm của nó là sức đề kháng tốt hơn những loài cá khác, thịt ngon.

"Cá thần" ở Thanh Hóa với loài cá này là một. Do những quan niệm của người dân ở Cẩm Thủy mà cá Bỗng ở đó mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt, không được ăn thịt. Ở Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang… cá Bỗng được nuôi nhiều và khá đại trà, những con nhỏ họ dùng để ăn, những con to được bán với giá rất đắt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *