• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

Hợp pháp hóa mại dâm để tránh phạm nhân quyền?

(Dân trí) – Cuộc sống của người bán dâm hiện bị đưa vào bóng tối, như tội phạm, bị truy quét, bạo hành, bóc lột, khinh rẻ, không được bảo vệ dưới bất cứ một chế định nào của pháp luật…

Bên lề hội thảo về hiện trạng, công tác quản lý người hành nghề mại dâm do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hôm nay, 23/12, trên nhiều diễn đàn lại đặt ra vấn đề quan điểm về vấn đề này. Khi tình dục còn là bản năng, là nhu cầu sinh lý của mỗi người, xã hội có thể “tẩy chay” hoàn toàn hoạt động mua bán dâm? Nên coi mại dâm là tệ nạn hay công nhận là một “nghề” để quản lý?…

Từ diễn đàn Quốc hội, hội thảo khoa học do các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đến các diễn đàn mạng… đều ghi nhận những ý kiến tranh luận rất “găng” về vấn đề này.

Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bộ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân, tại Hội nghị Triển khai chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 tổ chức cuối tháng 6/2011, nêu quan điểm: Đã đến lúc không nên nhìn nhận mại dâm là một tệ nạn xã hội. Đề nghị này của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân lúc đó đã làm dấy lên một cuộc tranh luận với nhiều ý kiến đồng tình cho rằng cần thẳng thắn nhìn nhận bản chất sự tồn tại hoạt động mại dâm trong xã hội qua mọi giai đoạn phát triển lịch sử.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội – Bộ LĐ-TB&XH Lê Thị Hà có phát biểu “chỉnh” lại ý của Bộ trưởng, lý giải: “Vì nhiều hoàn cảnh xô đẩy mà phụ nữ phải bước vào con đường mại dâm nên phải giúp đỡ để họ tiếp cận các dịch vụ xã hội, giúp họ bớt bị tổn thương. Bộ trưởng muốn nhấn mạnh ý đó chứ không có nghĩa coi mại dâm là một nghề”.
 

Gái bán dâm nhiều khi là nạn nhân của xã hội.

Trong kỳ họp Quốc hội tháng 11 vừa qua, khi trình Luật xử lý vi phạm hành chính, một nội dung liên quan là quy định buộc đưa vào cơ sở chữa bệnh với người bán dâm cũng được Chính phủ đề xuất bãi bỏ với “chỉ trích” đây là một hình thức xử phạt vi phạm quyền tự do công dân trong khi hành vi bán dâm không gây nguy hiểm cho xã hội.

Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình khi đó lý giải, người bán dâm bị coi là “sản phẩm của chế độ cũ”, cần phải được giáo dục, cải tạo nên bị buộc đưa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm. Với xu hướng nhìn nhận lại vấn đề mại dâm, bỏ quy định này là hợp lý.

Phát biểu thảo luận, Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội – đại biểu Trịnh Thế Khiết – kiến nghị nên có quy định cho người bán dâm hành nghề. “Với thực tế xã hội phát triển và hội nhập như ngày nay, Việt Nam cũng nên tính toán nghiên cứu cho người bán dâm những địa điểm hành nghề nhất định để quản lý vì thực tế nói cấm nhưng mại dâm vẫn phát triển mạnh” – ông Khiết phân tích.

Đại biểu Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) cũng cho rằng, cùng với sự phát triển xã hội, mại dâm ngày càng tăng, có lẽ phải công nhận nó tồn tại như một vấn đề xã hội để quản lý.

Phân tích từ góc độ luật học, Luật sư Trương Anh Tú cảnh báo, thực tiễn sinh động của đời sống đang đặt các cơ quan xây dựng và ban hành pháp luật trước nhiều thách thức. Pháp luật về Phòng chống mại dâm không theo kịp diễn biến thực tế, ngày càng có nhiều biến tướng đa dạng khiến việc xử lý luôn bất cập, ví dụ cụ thể về xử lý đối tượng tội “chứa mại dâm”, luôn thiếu chứng cứ phạm tội. Mặt khác, mại dâm đồng tính đang kéo theo nhiều hậu quả, lan truyền các căn bệnh xã hội và đại dịch HIV/AIDS không kém gì mại dâm khác giới nhưng luật vẫn chưa điều chỉnh bổ sung… Phòng chống mại dâm hiện nay chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”. Đã đến lúc cơ quan quản lý Nhà nước cần nhìn nhận lại để có chính sách đúng đắn về vấn đề này.

Trong khi đó, trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều “người trong cuộc” cũng nêu những phân tích thẳng thắn.

Anh Trương Việt T. (Đống Đa, Hà Nội): “Có lẽ hầu hết phụ nữ Việt Nam sẽ lên tiếng chỉ trích việc hợp pháp hóa mại dâm là việc làm băng hoại đạo đức, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nhưng rõ ràng hợp pháp hóa mại dâm là việc làm cần thiết. Với những người đàn ông đang trong thời gian thực hiện thủ tục ly hôn với vợ như tôi chẳng hạn, thẳng thắn mà nói, nhu cầu sinh lý sẽ được giải quyết như thế nào nếu không bằng cách trả tiền để thỏa mãn? Có đúng đạo đức, không vi phạm pháp luật không nếu trong hoàn cảnh đó tôi vờ tìm hiểu, yêu đương với những cô gái khác chỉ để lợi dụng họ hoặc lại đi hiếp dâm, cưỡng bức để thỏa mãn nhu cầu sinh lý? Chắc chắn không có người phụ nữ nào muốn trở thành nạn nhân trong các tình huống trên. Vậy tại sao lại phản đối nghề mại dâm, coi đó là vi phạm đạo đức và pháp luật? Hay chẳng lẽ những người đàn ông khỏe mạnh chúng tôi phải bằng mọi cách trói buộc ham muốn của mình nếu không muốn bị coi là vô đạo đức hay phạm tội vì thiếu kiểm soát?”.

Chị Nguyễn Thị Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội): “Khi được công nhận là một nghề, những phụ nữ tham gia “nghề” đó sẽ được hoạt động trong khu vực quy định hành nghề, phải công khai danh tính của họ. Văn hóa và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam khó chấp nhận quan điểm đưa mại dâm thành một nghề, bản thân họ sẽ khó chịu đựng sự lên án của dư luận khi phải lộ diện, công khai danh tính.

Còn ở góc độ gia đình, chuyện các ông chồng quan hệ với gái mại dâm là chuyện “khuất mắt trông coi”, chỉ ầm ĩ khi bị lộ. Nhưng nếu công khai hóa hoạt động mại dâm, đưa vào khu vực hoạt động riêng, danh tính khách mua dâm cũng khó giữ. Liệu có người phụ nữ nào chịu đựng được thông tin chồng mình trong một tháng “đi” gái bao nhiêu lần, chi bao nhiêu tiền cho gái bán dâm?”.

Anh Nguyễn Hoàng Tiến (Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) nêu ý kiến: “Đứng ở góc độ người mua dâm, tôi cho rằng việc bỏ tiền ra để có một cảm giác vui vẻ là điều hoàn toàn bình thường. Đó chỉ là một nhu cầu như các nhu cầu ăn, uống, mặc, ở, hàng ngày mà thôi. Họ không cướp bóc và cưỡng bức, không thể coi là hành vi phạm tội. Nếu bị cấm đoán, khi bản năng trỗi dậy, ai dám chắc họ không phạm tội để thỏa mãn? Do đó, tôi cho rằng không nên và cũng không thể cấm được hành vi mua bán dâm. Cơ quan quản lý nhà nước hiện vẫn “cấm” mua bán dâm nhưng thực tế cho thấy hoạt động này luôn diễn ra.

Về khía cạnh quản lý Nhà nước, hợp pháp hóa hoạt động mại dâm sẽ hạn chế được các vấn nạn buôn người, bóc lột tình dục, hiếp dâm, tránh nguy cơ lây lan các loại bệnh tật và HIV…”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *