• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

99% các dự án đều… chậm tiến độ!

Theo con số công bố mới đây của Tổng hội xây dựng Việt Nam, có đến 99% dự án đều… chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nếu không bởi thủ tục kéo dài, giải phóng mặt bằng chậm… thì cũng là hệ quả tất yếu từ bất cập trong Luật đấu thầu…

Xung quanh vấn đề này, ông Trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo giới.

Con số hơn 99% dự án chậm tiến độ được Tổng hội Xây dựng đưa ra mới đây có thể coi là thông tin gây “sốc” trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, cho dù thực trạng chậm tiến độ thì ai cũng biết…?

Nói một cách chuẩn là theo số liệu chúng tôi nhận được từ các bộ, ngành, địa phương, hầu hết các dự án thời gian đầu tư đều kéo dài và chậm tiến độ. Nói đến chậm tiến độ, người ta thường chỉ tính từ lúc khởi công đến khi hoàn thành còn chúng tôi quan niệm toàn bộ dự án phải tính từ khi chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư, đưa vào sử dụng thì hầu hết các dự án đều bị kéo dài thời gian thực hiện.
 
Năng lực hạn chế của nhà thầu cũng là một nguyên nhân gây chậm tiến độ (ảnh minh họa)
 
Vậy nghĩa là tiến độ “rùa” đã thấy rõ ngay từ giai đoạn chuẩn bị thủ tục đầu tư. Nói đến điều này dư luận càng bức xúc vì thủ tục thì thường hay đi liền với hạch sách, phiền nhiễu…?

Trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục đầu tư, đúng là do những hạn chế về thủ tục hành chính, chồng chéo trong những quy định của pháp luật khiến rất nhiều dự án có giai đoạn chuẩn bị đầu tư kéo dài 2-4 năm.

Trong giai đoạn này còn có điểm rất quan trọng nữa đó là công tác thẩm định, công tác quy hoạch. Chúng ta chưa phủ kín được quy hoạch kinh tế – xã hội, chưa phủ kín được quy hoạch chi tiết, quy hoạch vùng xây dựng cho nên phải thỏa thuận địa điểm, quy mô dẫn đến tình trạng thời gian kéo dài.

Theo ông, khâu nào khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng nặng nề nhất?

Đó là công tác giải phóng mặt bằng luôn luôn chậm. Có những dự án công tác giải phóng mặt bằng kéo dài 5 năm, 10 năm. Thậm chí như đường vành đai 1 của Hà Nội hơn 10 năm rồi chưa xong. Rất nhiều công trình từ công trình giao thông, công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp đều chậm trong giải phóng mặt bằng. Liên quan đến câu chuyện này chính là chính sách đền bù, tái định cư.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều dự án bị chậm tiến độ là do năng lực nhà thầu hạn chế. Ông nghĩ thế nào?

Trong đấu thầu, rất nhiều dự án bị kéo dài, đặc biệt là với dự án sử dụng vốn nhà nước. Đặc biệt, Luật Đấu thầu quá thiên về vấn đề giá rẻ dẫn đến nhà thầu (từ tư vấn khảo sát, thi công xây lắp đến cung cấp thiết bị) không đủ năng lực, kết quả vẫn là thời gian bị kéo dài.

Trên thị trường có hàng vạn nhà thầu nhưng lực lượng còn rất hạn chế, đặc biệt là đội ngũ quản lý và thợ giỏi. Nhiều công trình thủy điện báo cáo rằng các thợ đặt biệt, đặc biệt là thợ thủy động, thợ lắp máy… thiếu rất nhiều. Cùng với năng lực của nhân công, năng lực thiết bị cũng hạn chế thể hiện sự mất cân đối giữa đầu tư và năng lực thực hiện.

Bên cạnh đó, cũng cần phải thừa nhận hầu hết các công trình chậm tiến độ là do vốn không đảm bảo. Nhất là do hiện tượng đầu tư kiểu “mành mành”. Các cơ quan có trách nhiệm phân bổ vốn, vấn đề này Quốc hội đã nói rất nhiều lần, đó là các công trình thi công không tập trung vốn. Đáng lẽ, nếu được tập trung vốn thì công trình chỉ thi công trong 2 năm nhưng do thiếu vốn phải 3 năm, 4 năm mới xong. Dẫn đến tình trạng không có vốn cho nhà thầu, và hệ quả vẫn là dự án chậm tiến độ.

Để khắc phục những khiếm khuyết trên, Tổng hội xây dựng có đề xuất giải pháp nào không, thưa ông?

Có ba yếu tố rất quan trọng cần được giải quyết. Yếu tố thứ nhất là toàn bộ các công trình xây dựng, các dự án đều phải xuất phát từ quy hoạch. Yếu tố thứ hai là nhà nước cần sửa đổi bổ sung, thậm chí xây dựng mới hàng loạt vấn đề liên quan đến luật pháp từ đấu thầu, quy hoạch, xây dựng, doanh nghiệp… Yếu tố thứ ba là chính sách, chế độ đối với ngành xây dựng để cho cán bộ, công nhân thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành.

Nhìn sang các nước, chúng tôi thấy một thực trạng rất đáng buồn là chúng ta chưa coi trọng đúng mức lao động của ngành xây dựng. Trời nóng nực hay giá rét người công nhân xây dựng vẫn phải làm việc ở ngoài công trường. Ở Mỹ họ xếp công nhân xây dựng vào loại 1, cao nhất. Ở ta lương công nhân xây dựng bình quân 2,7-3 triệu đồng/tháng. Trong khi ngành điện còn nói lương bình quân 7,3 triệu là khổ lắm rồi!

Tới đây Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng sẽ kiến nghị Nhà nước không giao cho doanh nghiệp giải phóng mặt bằng mà nhà nước giải phóng mặt sạch, đầu tư hạ tầng. Sau đó nhà nước tổ chức đấu thầu trên các mảnh đất đã giải phóng mặt bằng và có hạ tầng. Giá trị chênh lệch địa tô nhà nước sẽ hưởng chứ không phải để các doanh nghiệp hưởng như hiện nay.

Xin cảm ơn ông!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *