• Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe con đón khách
      Xe con đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe đưa đón khách
      Xe đưa đón khách
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên
    • Xe du lịch, đưa đón nhân viên
      Xe du lịch, đưa đón nhân viên

Kiếp làm vợ lầm lũi của những người phụ nữ Cơ tu

(Dân trí) – Sau đám cưới, hạnh phúc chợt biến mất như cơn gió thoảng qua đại ngàn, những cô gái Cơ tu khi về làm dâu nhà chồng là bắt đầu một chuỗi ngày đắng cay, lao khổ để trả món nợ hồi môn.

Đắng lòng cảnh “làm thuê nhà chồng”

Buổi chiều đông, vùng cao xứ Quảng rét căm căm, những bà mẹ nhí Cơ tu chân trần vai nặng gùi củi, cúi gằm mặt xuống đất, lê chân từng bước một men theo con dốc đứng để về làng. Trong khi đó những đấng ông chồng của họ đang phì phò khói thuốc, hả hê chuyện trò bên bàn rượu. Hình ảnh này không hiếm gặp ở các huyện vùng cao Đông Giang, Tây Giang (tỉnh Quảng Nam).

 

Một đám cưới của người Cơ tu

 

Người đàn ông Cơ tu còn mang nặng tính gia trưởng; một khi đã có vợ là như có thêm quyền lực. Họ có quyền cưới thêm “vợ ngọn”; Họ thích thì đi làm, không thích thì ngủ hoặc gật gù bên bàn nhậu. Mọi việc trong gia đình từ nhỏ đến lớn đã có những người vợ lo toan. Suốt một đời làm vợ, làm dâu, người phụ nữ Cơ tu phải luôn nhẩm trong đầu hai từ “cam chịu” và “chấp nhận” bởi trên đôi vai gầy của họ còn gánh nặng món nợ hồi môn dai dẳng cả cuộc đời.

 

Là học sinh tiên tiến 9 năm liền, là nữ sinh xuân thì dễ thương của lớp 10/1 Trường PTTH Âu Cơ (Đông Giang), Rapát Thị Nh. bỗng bỏ dở việc học hành để theo chồng về vùng biên giới Tây Giang. Ngày chủ nhật, khi Nh. đang chăm chỉ học bài cùng các bạn ở nội trú của trường thì nghe tin bố mẹ của người yêu mà em chỉ mới quen trước đó vài tháng từ Tây Giang xuống gia đình em ở thôn Bà rùa (xã Jơ Ngây, Đông Giang) xin cưới. Bố em ra điều kiện: 2 ché cổ, 1 con bò, 2 con lợn 6 gang (đo vòng bụng của lợn bằng gang tay người lớn) và cái tủ thờ gỗ dổi. Dù nghèo nhưng đứa con trai duy nhất nằng nặc ưng bắt vợ nên nhà trai cũng cố gắng vay mượn để đáp ứng yêu cầu bên nhà gái.

 

Rồi đám cưới linh đình đến 3 ngày cũng qua, Rapát Thị Nh. bỏ lớp bỏ trường theo chồng ngược lên miền heo hút Tây Giang bắt đầu “cõng” trên vai món nợ hồi môn mà bố mẹ em thách cưới.

“Thật tình, cái bụng mình chưa ưng có chồng sớm nhưng người lớn đã “đặt cọc” với nhau rồi nên có nói được lời mô đâu. Ngày cưới mình khóc sướt mướt vì tiếc không được đi học nữa…”, Rapát Thị Nh. tâm sự.

 

Trước mắt chúng tôi là hình ảnh người con dâu, người vợ, người mẹ chưa tròn 17 tuổi, già trước tuổi, da cháy nắng đen nhẻm đang ngồi bệt trước cầu thang nhà chồng, mắt hướng về nơi có mái trường em đã được theo học. Đưa tay quẹt mũi cho con, Nh. rưng rức: “Nắng cũng như mưa, ngày lên rừng tuốt lúa, bẻ măng, đêm về giã gạo, nấu rau heo… Mệt mỏi mấy cũng phải làm, không cả họ nhà chồng ghét bỏ; đã cực lại còn thêm khổ nữa”.
 
 
Lầm lũi và tủi nhục

 

Cái cảnh người chồng đi trước, xâu chuột treo cán rựa, miệng phì phèo điếu thuốc thong thả bước. Theo sau là người vợ chân trần, vai nặng gùi măng, trán rịn mồ hôi, còng lưng bước từng bước một; đã quá quen thuộc ở vùng biên Quảng Nam.

 

Alăng Thị Th (xã Dang, Tây Giang) nói: “Cực lắm, khổ lắm nhưng quen rồi. Hắn (chồng) không làm thì mình làm chứ lấy chi nuôi con. Phải im lặng thôi, không hắn nhậu về đánh chết”. Lắm lúc Th ngất xỉu vì quá sức. Bàn chân bè ra chai sần vì đi rừng không dép, đôi bàn tay rớm máu vì tuốt lúa trên nương, đôi vai sệ xuống vì liên tục gùi nặng, đôi mắt thâm quần u ám vì bao đêm xay, giã, dần, sàng… Và không ít lần bị chồng say xỉn về nhà đánh đập. Clâu Kh – bố chồng Th – lạnh lùng: “Ai làm vợ cũng rứa hết mà, kệ hắn! Nhà ni tốn của để cưới hắn về thì chừ hắn làm việc cho nhà mình cả đời để bù lại thôi”.

 

Bao giờ hết nợ hồi môn?

 

Từ trước đến giờ những cặp vợ chồng Cơ tu hiếm gặp chuyện ly hôn dù không hạnh phúc. Mặt trái của cái ngỡ là tốt đẹp này là chuỗi bi kịch của những người phụ nữ Cơ tu. Nếu ly hôn, người phụ nữ phải trả lại “sính lễ” cho nhà chồng. Không vốn liếng riêng, người phụ nữ đành chấp nhận chịu cảnh tôi mọi cho gia đình chồng suốt đời.
 
Người phụ nữ Cơ tu luôn phải gánh những công việc nặng nhọc

 

Bà Đinh Thị Kim – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tây Giang (Quảng Nam) – cho hay: “Việc thách cưới tốn kém đã vô tình đẩy những người phụ nữ Cơ tu vào cảnh “làm thuê nhà chồng” tồn tại bao đời nay nơi vùng cao heo hút. Công tác tuyên truyền vận động được đẩy mạnh mấy năm nay nhưng những ý nghĩ, tập tục đã bám sâu vào đời sống người dân nên không dễ gì một sớm một chiều xóa bỏ được”.

 

Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng 649, Đại úy Võ Văn Tri, cho biết: “Phải thừa nhận rằng đa số đàn ông Cơ tu rất lười lao động và thường xuyên nhậu nhẹt. Họ cũng rất gia trưởng và coi thường vợ, xem vợ như thân phận người ở phải làm lụng vất vả mà không được lớn tiếng than van. Nhiều trường hợp ngay cả trưởng thôn vẫn thường xuyên say xỉn, đánh đập vợ, hay cưới thêm “vợ ngọn”. Trước đây rất nhiều phụ nữ Cơ tu đã ăn lá ngón tự tử vì bị ép lấy chồng hay vì không chịu nỗi cảnh cơ cực khắc nghiệt khi làm dâu. Nhờ công tác vận động tuyên truyền của bộ đội biên phòng nên nay đã giảm phần nào”.
 
Những người mẹ nhí từ khi bước chân về nhà chồng là bắt đầu cuộc sống lầm lũi

 

“Nơi vùng cao heo hút, trình độ dân trí còn hạn chế, những tập tục lạc hậu còn nặng nề thì dù có nổ lực tuyên truyền cũng không dễ dàng có ngay hiệu quả. Và như thế món nợ của hồi môn vẫn còn đè nặng trên lưng người phụ nữ Cơ tu” – Ông Bhling Mia – Chủ tịch UBND huyện Tây Giang nói. Và món nợ “hồi môn” vẫn cứ như một án treo trên phận người phụ nữ Cơ Tu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *