>> “Cô gái thành bà lão” nhập viện cấp cứu
>> Đã tìm ra bệnh “biến” cô gái thành bà lão
Bên cạnh đó, chị Mai bị biến chứng bệnh kéo dài dẫn đến suy kiệt cơ thể nặng, teo da mãn tính làm biến dạng khuôn mặt dẫn đến trông già hơn so với tuổi của chị.
Trước đó, chiều ngày 20/11, các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã đưa chị Mai nhập viện trở lại sau khi chị có triệu chứng ho, nôn ra máu, khó thở… Sau đó chị được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hội An để chữa trị.
“Việc bệnh nhân Mai ho và nôn ra máu sau đó phải cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Hội An ngày 16/11 là do chị bị tái phát bệnh kèm hen phế quản khi đi từ Đà Nẵng về Hội An. Những cơn ho dữ dội kèm bệnh mề đay vô căn khiến chị Mai bị nôn ra máu, khó thở. Có thể vì thời tiết thay đổi nên bệnh nhân tái phát bệnh và gây ra các triệu chứng như trên. Ngay sau khi biết thông tin, chúng tôi đã cử bác sĩ vào bệnh viện Hội An để xem xét vì đây là ca bệnh chúng tôi rất quan tâm”, bác sĩ Trần Văn Long cho biết thêm.
Cũng theo bác sĩ Long, càng ngày các bác sĩ càng tiến đến sự thật về căn bệnh “già trước tuổi” của chị Mai hơn nên việc điều trị sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc điều trị không đơn giản nên không thể một sớm một chiều có kết quả ngay được. Hiện tại hướng giải quyết để điều trị bền vững cho bệnh nhân này là sự chung tay của toàn xã hội. Vấn đề quan trọng hiện nay theo các bác sĩ là phải nâng sức đề kháng của cơ thể của bệnh nhân lên, vừa sử dụng thuốc để phối hợp điều trị cho bệnh nhân mới có hiệu quả.
Bác sĩ Long cho biết, qua thông tin của Dân trí, chị Mai đã được đông đảo các nhà hảo tâm ủng hộ, đây là một yếu tố tích cực giúp gia đình và bệnh nhân có thêm niềm tin trong điều trị bệnh.
“Theo tôi, hiện tại căn bệnh chính của chị Mai nếu tái phát thì điều trị qua cơn, còn lâu dài thì nên đến bệnh viện để điều trị, tránh dùng thuốc ở ngoài không theo chỉ định của bác sĩ”, bác sĩ Long cho biết.
Tại bệnh viện sáng nay, khuôn mặt chị Mai đã bớt nhăn nheo so với ngày nhập viện cách đây hơn 1 tháng (22/10). Tuy nhiên, vì mấy hôm nay thời tiết trở lạnh nên chị cho biết trong người rất mệt, phải truyền dịch.
Theo Tiến sĩ Trần Bá Thoại, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết: Mề đay là bệnh da liễu rất hay gặp, đến 20% dân số bị mề đay ít nhất một lần trong đời. Mề đay “điển hình” biểu hiện bằng những dát sẩn da với ba đặc điểm: gồ cao hơn mặt da, rất ngứa, có màu đỏ hồng chung quanh và một vùng nhạt ở vùng trung tâm. Trong nhiều trường hợp, mề đay lan rộng, san sát và dính liền nhau. Mề đay có kèm với đau rát, nốt xuất huyết, sây sát da thường gặp trong viêm mao mạch cần cách điều trị khác hơn.
Mề đay là hậu quả của việc tế bào mast (dưỡng bào, tế bào bón), bị kích thích làm tăng tiết rất nhiều histamine và các chất trung gian hóa học khác. Do đó điều trị mề đay chủ yếu dùng kháng histamine và điều trị triệu chứng.
Bác sĩ Thoại cũng cho biết thêm: Mề đay là bệnh không lây truyền (non contagious). Dù mề đay mãn tính là bệnh kéo dài nhưng tổn thương da lại hiếm khi thường xuyên hiện diện, đến 50% số bệnh nhân mề đay mãn tính có đợt lui bệnh cả năm trời. Mề đay mãn tính cũng hiếm khi do dị ứng (rarely caused by allergies) và bệnh thường không ảnh hưởng đến tính mạng (not life-threattening). Ở hầu hết bệnh nhân mề đay mãn tính, những triệu chứng khó chịu gần như có thể điều trị ổn định được.